Một kinh nghiệm tái hôn:
Năm tròn 18 tuổi, tôi kết hôn với một người thanh niên tôi yêu mến. Nhiều biến cố buồn thương dồn dập xảy đến. Kết quả chồng tôi bị tù vì tội song hôn và giải pháp duy nhất: tôi phải ly dị chồng. Vỏn vẹn hai năm sau ngày cưới với đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh, tôi bỗng trở thành thiếu phụ tự do.
Thiếu phụ một con năm 20 tuổi. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao Giáo Hội Công Giáo không chấp thuận cho tôi tái hôn. Phần tôi, tôi lý luận: Hẳn Chúa muốn tôi giáo dục con trong khung cảnh một gia đình có cha mẹ và anh chị em. Nghĩ thế nên tôi quyết định tái hôn theo nghi thức đời với một thanh niên vừa theo đạo Công Giáo. Chúng tôi là đôi vợ chồng trẻ với đầy đủ yếu tố để vui hưởng cuộc sống. Dĩ nhiên người bạn đường thứ hai của tôi không hề đặt vấn đề hôn nhân hiệu quả hay không hiệu quả, nhưng tôi thì khác. Tôi luôn luôn ý thức rằng, bao lâu Giáo Hội chưa tuyên bố hôn nhân thứ nhất vô hiệu quả, tôi vẫn còn ràng buộc với người chồng thứ nhất của tôi.
Thảm trạng đau thương nhất đời tôi là chúng tôi sống ngoài vòng Giáo Hội, vì chúng tôi không được rước lễ. Tôi sống trong sự ray rứt triền miên. Tôi bị dằng co giữa Thiên Chúa và chồng con. Một đàng tôi không thể khước từ những đòi hỏi chính đáng của chồng tôi. Một đàng tôi cũng không muốn phạm tội mất lòng Chúa.
Để tìm được nghị lực vượt qua những khó khăn, mỗi ngày tôi thức dậy thật sớm và lén chồng con đi tham dự thánh lễ và rước lễ thiêng liêng. Tôi cũng dốc lòng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Thêm vào đó tôi gia nhập nhóm 6 bà mẹ Công Giáo. Chúng tôi trao đổi với nhau về những khó khăn gặp phải và nâng đỡ nhau bằng cách cầu nguyện cho nhau. Chúng tôi dâng đặc biệt hy sinh cho một người nào trong nhóm đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải. Tôi âu yếm gọi: "Nhóm các bà mẹ Công Giáo của Nhiệm Thể". Với phương thế này, chúng tôi đạt được những kết quả thật bất ngờ.
Vì hoàn toàn ý thức về tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của mình và nổi đau khổ vì không được lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích giải tội và Thánh Thể, tôi quyết định chọn giải pháp cuối cùng: "Chúng tôi phải sống với nhau như hai anh em". Tôi quên nói, với cuộc hôn nhân thứ hai, tôi đã sinh hạ một bé gái thật dễ thương. Chồng tôi và tôi, chúng tôi chưa bước vào tuổi 30. Nói như vậy để nhắc rằng, đặt vấn đề sống tiết dục với chúng tôi thật là khó, hay ít ra về phía chồng tôi. Không một người đàn ông nào lại chấp nhận giải pháp: "lập gia đình để sống độc thân!". Thêm vào đó, xã hội chúng tôi đang sống luôn đề cao tính dục, buông thả theo tính dục. Người ta không còn hiểu rõ ý nghĩa đích thực của tình yêu, nhất là tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Tình yêu này luôn gắn liền với tính dục và hưởng thụ.. Nhưng bằng mọi giá, tôi quyết định đi đến giải pháp sống với nhau như hai anh em, để được hòa giải với Thiên Chúa, với Giáo Hội và vẫn giữ cho các con tôi được lớn lên trong khung cảnh một gia đình.
Trong cầu nguyện, hy sinh và với sự trợ giúp tinh thần của nhóm "Các bà mẹ Công Giáo của Nhiệm Thể", tôi nhẫn nhục, kiên trì thông truyền ý tưởng sống với nhau như "hai anh em" cho chồng tôi. May mắn thay trong thời gian này, chúng tôi gặp được một linh mục thánh thiện và nhân hậu. Ngài hoàn toàn thông cảm và tận tình hướng dẫn cùng nâng đỡ chúng tôi. Một chuyện hy hữu khác. Chúng tôi làm quen với một nữ tu, và chính nữ tu này đã khơi lên trong tâm hồn chồng tôi những quan niệm cao đẹp và đúng đắn về tình yêu, và đặc biệt về "người nữ". Nhờ tiếp xúc với nữ tu, chồng tôi cảm nhận thế nào là một tình yêu trong sạch siêu thoát giữa một người nam và một người nữ, trong khung cảnh một gia đình bao quanh con cái.
Cố gắng của chúng tôi đã đưa đến một thành công vẻ vang. Cha sở chấp nhận tình trạng sống tiết dục của chúng tôi và cho phép chúng tôi được lãnh nhận các bí tích. Ngày lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời năm đó là ngày đáng ghi nhớ. Đứa con trai lớn của chúng tôi giúp lễ và cậu bé rất hãnh diện vì chính nó đã cầm đĩa hứng Mình Thánh khi cha sở trao Mình Thánh Chúa cho Ba Má nó "rước lễ lần đầu", như lời cậu bé vui sướng công bố với bạn bè. (Ns. "MISSI", Janvier/1969, trang 35-38- không rõ người dịch).
1. Khi hôn phối đã thành, hữu hiệu (valid)
Khi hôn phối đã thành, hữu hiệu (valid) nghĩa là hôn phối giữa 2 người nam nữ Công giáo có khả năng kết hôn theo giáo luật, đã thành hôn như giáo luật chỉ dẫn...thì hôn phối đã trở nên "Điều Thiên Chúa đã liên kết…"
Nếu là "Điều Thiên Chúa đã liên kết" thì "loài người không được phân ly (Mt 19,4-9; Mc 10,6-9). Và nếu sau khi thành hôn theo luật đạo ở nhà thờ, và vợ chồng đã hoàn hợp thì chỉ có cái chết mới phân ly được (Gl 1141), vì thế,
2. Giáo hội, luôn mạnh mẽ chống lại sự phân ly, ly dị vợ chồng:
Giáo lý Công giáo số 2384:- "Ly dị là một vi phạm nặng nề đối với luật tự nhiên: nó dám phá vỡ giao ước đã được hai vợ chồng tự do ký kết, là sống với nhau cho đến chết. - "Ly dị gây ô nhục cho giao ước của ơn cứu độ mà hôn nhân là dấu hiệu. -"Một sự kết hôn mới, dù được dân luật công nhận, sẽ thêm một sự nặng nề nữa cho việc ly dị: người phối ngẫu tái hôn sẽ ở trong tình trạng ngoại tình công khai và thường xuyên…
Giáo lý số 2385 còn thêm: "Ly dị cũng tỏ ra vô luân do những xáo trộn nó gây nên trong gia đình và ngoài xã hội. Sự xáo trộn này kéo theo những tổn thương nghiêm trọng đối với người phối ngẫu bị bỏ rơi, đối với con cái bị chấn thương bởi sự chia ly của cha mẹ, và đau khổ không biết theo cha hay theo mẹ, và đối với xã hội vì ly dị là một tai ương xã hội do ảnh hưởng lây nhiễm của nó.
Nhưng Giáo hội bênh vực:
Giáo lý số 2386:
"Có thể một trong hai người phối ngẫu là nạn nhân vô tội của việc ly dị do toà đời công bố: người này không lỗi luật luân lý. Có một sự khác biệt lớn lao giữa một người phối ngẫu đã thành tâm cố gắng sống trung thành với bí tích Hôn phối, và bị bỏ rơi cách bất công, và người phối ngẫu đã do một lỗi nặng của mình mà phá huỷ cuộc hôn nhân thành hiệu theo Giáo luật.
Và Giáo hội thông cảm, chấp nhận cho ly dị tòa đời khi có lý do chính đáng, để bênh vực bên bị xử bất công:
Giáo lý số 2383 viết:
"Nếu sự ly dị theo toà đời là cách duy nhất để bảo đảm một số quyền lợi chính đáng, để lo cho các con hoặc để bảo vệ di sản, thì có thể được dung thứ và không tạo thành một lỗi phạm nào về luân lý". Như vậy, nếu không có lỗi, thì người đã ly dị tòa đời trong trường hợp này vẫn được xưng tội rước lễ.
3. Nhưng trường hợp "ly dị tòa đời và tự ý tái hôn thì không được xưng tội rước lễ nữa".
Đức Thánh cha Gioan Phaolô 2 trong Tông huấn Familiaris Consortio đã bày tỏ rất "nhân từ", nhưng "thẳng thắn" trình bày chân lý cứu độ:
số 84. "Kinh nghiệm cho thấy, những người ly dị thường có khuynh hướng tái hôn, có khi họ tái hôn không cần Bí tích Hôn nhân Công giáo. Điều này gây gương xấu cho những người Công giáo khác, nên cần có một giải pháp tức thời. Các Nghị phụ Thượng hội đồng đã nghiên cứu vấn đề này cách công khai. Giáo hội đã được Thiên Chúa thiết lập để mưu sự cứu rỗi cho muôn dân, nhất là cho những người đã được rửa tội, không thể bỏ mặc những ai đã được Bí tích Hôn phối trước ràng buộc mà nay lại muốn thành hôn lần nữa. Giáo hội cố gắng không ngừng đem lại những phương tiện cứu rỗi.
"Các Chủ chăn phải biết rằng, nhân danh chân lý, buộc họ phải cẩn thận phân biệt tùy hoàn cảnh khác nhau: Có người đã cố gắng cứu vãn hôn phối trước, mà họ đã bị ruồng rẫy cách bất công; có người vì lỗi nặng của mình đã hủy hoại hôn phối đã thành sự theo giáo luật; cũng có người đã tái hôn vì để nuôi dưỡng con cái; lại cũng có người tái hôn, vì đôi khi theo lương tâm chủ quan, họ phá bỏ hôn phối trước mà họ nghĩ là không sửa chữa được nữa, vì họ cho là hôn phối đó đã không thành.
"Cùng với Thượng hội đồng, tôi khẩn thiết kêu gọi các Chủ chăn và toàn thể Cộng đồng Dân Chúa hãy giúp đỡ những người ly dị. Với sự quan tâm ân cần, làm cho họ đừng nghĩ rằng họ bị tách rời khỏi Giáo hội, vì là người đã được rửa tội, họ có thể và họ phải chia sẻ đời sống của Giáo hội. Họ được khuyến khích nghe Lời Chúa, tham dự Thánh lễ, kiên tâm cầu nguyện, làm việc bác ái, xây đắp công bằng xã hội, nuôi dưỡng con em trong đức tin Công giáo, ngày ngày với ơn Chúa bồi bổ tinh thần và làm việc đền tội. Giáo hội cần cầu nguyện cho họ, khuyến khích họ, và tỏ cho họ thấy Giáo hội là bà mẹ thương xót, nhờ đó nâng đỡ đức tin và lòng trông cậy của họ.
"Tuy nhiên, dựa trên nền táng Kinh thánh, Giáo hội cũng phải quả quyết rằng: những người đã ly dị và đã tái hôn không được lên rước Lễ. Họ không thể được rước lễ, vì tình trạng và điều kiện cuộc sống của họ lúc này khách quan đi ngược lại sự hợp nhất tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo hội mà Phép Thánh Thể nói lên ý nghĩa và hiệu quả hợp nhất ấy. Đàng khác, theo lý do mục vụ, các tín hữu sẽ lầm lẫn và sai lạc trong giáo huấn của Giáo hội về hôn phối bất khả phân.
"Phép Giải tội mở đường đưa đến Phép Thánh Thể, chỉ được ban cho những ai, chân thành thống hối vì đã bẻ gẫy giao ước trung thành với Chúa Kitô, họ cam kết sửa lại đời sống không còn đi ngược lại sự bền vững của hôn nhân. Trong thực hành, điều này có nghĩa là, khi có lý do quan trọng, như để nuôi dưỡng con cái, người nam và người nữ không thể sống chia lìa, "họ bằng lòng tiết dục hoàn toàn, nghĩa là không làm những hành vi vợ chồng.
"Tương tự như thế, để kính trọng phép Hôn phối, kính trọng chính đôi bạn và gia đình họ, kính trọng Cộng đồng dân Chúa , cấm các chủ chăn, vì bất cứ lý do nào, cử hành nghi thức cho người ly dị và tái hôn. Cử hành những nghi thức đó, sẽ đem lại cảm tưởng rằng phép hôn phối mới là thành sự, từ đó dẫn dân chúng đến sự sai lầm về hôn ước thành phép và bất khả phân.
"Hành động như thế, Giáo hội tuyên xưng sự trung thành của mình với Chúa Kitô và chân lý của Người, đồng thời tỏ ra sự quan tâm hiền mẫu của mình với các con cái, cách riêng với những ai, không vì lỗi mình mà đã bị người phối ngẫu hợp pháp ruồng rẫy.
"Với niềm trông cậy vững vàng, Giáo hội tin rằng những ai đã từ chối giáo huấn của Chúa, nhưng vẫn đang sống trong tình trạng có thể lãnh được ơn hối cải và ơn cứu rỗi, nếu họ kiên tâm cầu nguyện, thống hối và làm việc bác ái".
4. Muốn ly dị và tái hôn hợp pháp, đòi phải ở vào những trường hợp sau:
1/ Đặc ân thánh Phaolô:
Là người đã rửa tội có quyền tái hôn với người Công giáo, ngay cả người không Công giáo (1147), nếu: a/ Bên không rửa tội bỏ không chịu chất vấn, hay trả lời tiêu cực, b/ nếu bên không rửa tội không chịu sống chung thuận hòa, lại còn xúc phạm đến Chúa.(GL 1146).
2/ Đặc ân thánh Phêrô:
"Một người chưa rửa tội, sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo và không có thể lặp lại đời sống chung với người phối ngẫu không rửa tội vì lý do tù đày hay bắt bớ, thì có thể kết lập một hôn phối khác, cho dù trong thời gian ấy người phối ngẫu kia cũng đã lĩnh Bí Tích Rửa Tội, miễn là giữ điều 1141 (hôn phối trước đã thành sự và đã giao hợp"(GL 1149)
3/ Giải hôn phối chưa giao hợp (Ratum), nghĩa là đã thành hôn trước Thiên Chúa trong nghi lễ, nhưng chưa hề giao hợp với nhau, thì đã xa nhau.
4/ Giải hôn phối không thành (Annulments) là sự tuyên bố của tòa án có thẩm quyền của Giáo hội rằng điều đã xảy ra coi như hôn phối thì đã là hôn phối không thành (invalid) theo Giáo luật. Thường không thành vì thiếu ưng thuận, thiếu suy nghĩ chín chắn (GL 1095), bị lầm (1097, 1099), bị lừa (1098), bị quá sợ (1103)...
5. Giáo lý Công giáo về người tự ý li dị tòa đời và tự ý tái hôn:
GLCG số 1650: Ngày nay, nơi nhiều nước, nhiều người công giáo dựa vào dân luật cho phép ly dị để lại kết hôn theo luật đời. Trung thành với lời dạy của Chúa Kitô:"Ai ruồng rẫy vợ mình và cưới lấy người khác thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ thứ nhất; nếu một phụ nữ bỏ chồng để đi cưới chồng khác, thì phạm tội ngoại tình" (Mc 10,11-12), Giáo Hội không thể công nhận cuộc kết hôn mới này là thành hiệu, nếu cuộc hôn nhân trước đã thành. Nếu những người ly dị lại kết hôn theo luật đời, họ ở trong một tình trạng nghịch với luật Thiên Chúa. Bởi vậy họ không thể rước lễ bao lâu còn tồn tại tình trạng này. Cũng vì lý do này, họ không thể thi hành một số trách nhiệm trong Giáo Hội. Sự hoà giải nhờ bí tích Sám hối chỉ có thể được ban cho những người thành thực hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của giao ước và của sự trung thành với Chúa Kitô, và quyết chí sống trong sự khiết tịnh trọn vẹn.
số 1651 Đối với những Kitô hữu sống trong tình trạng như thế và còn giữ đức tin, và muốn giáo dục con cái theo Kitô giáo, các linh mục và cộng đồng giáo xứ phải tỏ ra lưu tâm đến họ, để họ đừng tự coi như bị tách rời khỏi Giáo Hội: họ vẫn có thể và vẫn phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội, với tư cách là những người đã lãnh nhận phép Rửa tội.
"Chúng ta sẽ mời họ nghe Lời Chúa, đi dự Thánh Lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các việc bác ái, và các công cuộc của cộng đoàn lo cho đức công bằng, giáo dục con cái trong đức tin Kitô giáo, nuôi dưỡng tinh thần sám hối và thực hiện những hành vi sám hối để hằng ngày van nài Thiên Chúa ban ân sủng cho mình"(FC 84).
số 1665 Sự tái hôn của những người đã ly dị khi người phối ngẫu hợp pháp vẫn còn sống, là điều trái nghịch với ý định và luật của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô giảng dạy. Tuy họ không bị tách rời khỏi Giáo Hội, nhưng họ không thể tới bàn tiệc Thánh Thể để rước Mình Chúa. Nhưng khuyên họ sống đời sống Kitô hữu của mình bằng cách giáo dục con cái trong đức tin .
6. Bộ Đức Tin giải nghĩa chi tiết hơn về người "ly dị và tái hôn"được rước lễ hay không?
Theo tài liệu của Bộ Đức tin, do Đức Hồng Y Ratzinger Tổng trưởng ban bố ngày 14 tháng 9 năm 1994, có 2 trường hợp:
1/ Trường hợp thông thường: Không được.
Các chủ chăn hãy tiếp nhận họ trong yêu thương ...hướng dẫn họ những đường hướng hối cải cụ thể, nhưng nguyên tắc: "Lòng nhân từ chân chính không bao giờ tách biệt với chân lý", nên cần nói rõ cho họ là "không được",
- "Những tín hữu sống với nhau như là vợ chồng, mà không phải là vợ chồng thật, thì không được rước lễ (số 6), vì vướng mắc tội trọng điều răn thứ 6.
Chủ chăn nên hướng họ tới tích cực: Đừng nên nghĩ rằng hiệp thông với GH chỉ ở tại Rước Thánh thể mà thôi, còn có Thánh lễ Misa,, kinh nguyện, suy gẫm Lời Chúa, việc công bình, bác ái nữa (số 6). Nhưng,
2/ Trường hợp đặc biệt: Được rước lễ với những điều kiện sau:
Khi theo lương tâm, họ thấy họ, xứng đáng rước lễ, chẳng hạn:
a/ Khi họ bị từ chối hôn nhân cách bất công, và mặc dầu họ đã làm hết cách để phục hồi lại hôn nhân trước (vd. mà vẫn bị bên kia đưa ra tòa li dị, chứ họ không muốn)
b/ Khi họ thực sự thấy rằng hôn nhân trước không thành, mặc dầu họ không thể chứng minh theo tòa ngoài,
c/ Khi họ đã qua một thời gian dài hồi tâm, đền tội,
d/ Khi vì lý do luân lý thích đáng, họ không thể nào sống xa nhau (vì nuôi con, vì không thể sống một mình, họ phải kiêng lánh hành vi vợ chồng (số 4).
Trong trường hợp ấy, họ được rước lễ, nhưng để ý tránh gương mù.
Dù ai ở vào trường hợp "không được" xưng tội, rước lễ, cũng không nên nản lòng, họ nên gắng sống đạo tử tế như Giáo hội khuyên trên, như gương người phụ nữ trong câu truyện mở đầu, rồi Chúa sẽ nhìn đến thiện chí ấy và chúc lành cho.
1. Khi hôn phối đã thành, hữu hiệu (valid)
Khi hôn phối đã thành, hữu hiệu (valid) nghĩa là hôn phối giữa 2 người nam nữ Công giáo có khả năng kết hôn theo giáo luật, đã thành hôn như giáo luật chỉ dẫn...thì hôn phối đã trở nên "Điều Thiên Chúa đã liên kết…"
Nếu là "Điều Thiên Chúa đã liên kết" thì "loài người không được phân ly (Mt 19,4-9; Mc 10,6-9). Và nếu sau khi thành hôn theo luật đạo ở nhà thờ, và vợ chồng đã hoàn hợp thì chỉ có cái chết mới phân ly được (Gl 1141), vì thế,
2. Giáo hội, luôn mạnh mẽ chống lại sự phân ly, ly dị vợ chồng:
Giáo lý Công giáo số 2384:- "Ly dị là một vi phạm nặng nề đối với luật tự nhiên: nó dám phá vỡ giao ước đã được hai vợ chồng tự do ký kết, là sống với nhau cho đến chết. - "Ly dị gây ô nhục cho giao ước của ơn cứu độ mà hôn nhân là dấu hiệu. -"Một sự kết hôn mới, dù được dân luật công nhận, sẽ thêm một sự nặng nề nữa cho việc ly dị: người phối ngẫu tái hôn sẽ ở trong tình trạng ngoại tình công khai và thường xuyên…
Giáo lý số 2385 còn thêm: "Ly dị cũng tỏ ra vô luân do những xáo trộn nó gây nên trong gia đình và ngoài xã hội. Sự xáo trộn này kéo theo những tổn thương nghiêm trọng đối với người phối ngẫu bị bỏ rơi, đối với con cái bị chấn thương bởi sự chia ly của cha mẹ, và đau khổ không biết theo cha hay theo mẹ, và đối với xã hội vì ly dị là một tai ương xã hội do ảnh hưởng lây nhiễm của nó.
Nhưng Giáo hội bênh vực:
Giáo lý số 2386:
"Có thể một trong hai người phối ngẫu là nạn nhân vô tội của việc ly dị do toà đời công bố: người này không lỗi luật luân lý. Có một sự khác biệt lớn lao giữa một người phối ngẫu đã thành tâm cố gắng sống trung thành với bí tích Hôn phối, và bị bỏ rơi cách bất công, và người phối ngẫu đã do một lỗi nặng của mình mà phá huỷ cuộc hôn nhân thành hiệu theo Giáo luật.
Và Giáo hội thông cảm, chấp nhận cho ly dị tòa đời khi có lý do chính đáng, để bênh vực bên bị xử bất công:
Giáo lý số 2383 viết:
"Nếu sự ly dị theo toà đời là cách duy nhất để bảo đảm một số quyền lợi chính đáng, để lo cho các con hoặc để bảo vệ di sản, thì có thể được dung thứ và không tạo thành một lỗi phạm nào về luân lý". Như vậy, nếu không có lỗi, thì người đã ly dị tòa đời trong trường hợp này vẫn được xưng tội rước lễ.
3. Nhưng trường hợp "ly dị tòa đời và tự ý tái hôn thì không được xưng tội rước lễ nữa".
Đức Thánh cha Gioan Phaolô 2 trong Tông huấn Familiaris Consortio đã bày tỏ rất "nhân từ", nhưng "thẳng thắn" trình bày chân lý cứu độ:
số 84. "Kinh nghiệm cho thấy, những người ly dị thường có khuynh hướng tái hôn, có khi họ tái hôn không cần Bí tích Hôn nhân Công giáo. Điều này gây gương xấu cho những người Công giáo khác, nên cần có một giải pháp tức thời. Các Nghị phụ Thượng hội đồng đã nghiên cứu vấn đề này cách công khai. Giáo hội đã được Thiên Chúa thiết lập để mưu sự cứu rỗi cho muôn dân, nhất là cho những người đã được rửa tội, không thể bỏ mặc những ai đã được Bí tích Hôn phối trước ràng buộc mà nay lại muốn thành hôn lần nữa. Giáo hội cố gắng không ngừng đem lại những phương tiện cứu rỗi.
"Các Chủ chăn phải biết rằng, nhân danh chân lý, buộc họ phải cẩn thận phân biệt tùy hoàn cảnh khác nhau: Có người đã cố gắng cứu vãn hôn phối trước, mà họ đã bị ruồng rẫy cách bất công; có người vì lỗi nặng của mình đã hủy hoại hôn phối đã thành sự theo giáo luật; cũng có người đã tái hôn vì để nuôi dưỡng con cái; lại cũng có người tái hôn, vì đôi khi theo lương tâm chủ quan, họ phá bỏ hôn phối trước mà họ nghĩ là không sửa chữa được nữa, vì họ cho là hôn phối đó đã không thành.
"Cùng với Thượng hội đồng, tôi khẩn thiết kêu gọi các Chủ chăn và toàn thể Cộng đồng Dân Chúa hãy giúp đỡ những người ly dị. Với sự quan tâm ân cần, làm cho họ đừng nghĩ rằng họ bị tách rời khỏi Giáo hội, vì là người đã được rửa tội, họ có thể và họ phải chia sẻ đời sống của Giáo hội. Họ được khuyến khích nghe Lời Chúa, tham dự Thánh lễ, kiên tâm cầu nguyện, làm việc bác ái, xây đắp công bằng xã hội, nuôi dưỡng con em trong đức tin Công giáo, ngày ngày với ơn Chúa bồi bổ tinh thần và làm việc đền tội. Giáo hội cần cầu nguyện cho họ, khuyến khích họ, và tỏ cho họ thấy Giáo hội là bà mẹ thương xót, nhờ đó nâng đỡ đức tin và lòng trông cậy của họ.
"Tuy nhiên, dựa trên nền táng Kinh thánh, Giáo hội cũng phải quả quyết rằng: những người đã ly dị và đã tái hôn không được lên rước Lễ. Họ không thể được rước lễ, vì tình trạng và điều kiện cuộc sống của họ lúc này khách quan đi ngược lại sự hợp nhất tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo hội mà Phép Thánh Thể nói lên ý nghĩa và hiệu quả hợp nhất ấy. Đàng khác, theo lý do mục vụ, các tín hữu sẽ lầm lẫn và sai lạc trong giáo huấn của Giáo hội về hôn phối bất khả phân.
"Phép Giải tội mở đường đưa đến Phép Thánh Thể, chỉ được ban cho những ai, chân thành thống hối vì đã bẻ gẫy giao ước trung thành với Chúa Kitô, họ cam kết sửa lại đời sống không còn đi ngược lại sự bền vững của hôn nhân. Trong thực hành, điều này có nghĩa là, khi có lý do quan trọng, như để nuôi dưỡng con cái, người nam và người nữ không thể sống chia lìa, "họ bằng lòng tiết dục hoàn toàn, nghĩa là không làm những hành vi vợ chồng.
"Tương tự như thế, để kính trọng phép Hôn phối, kính trọng chính đôi bạn và gia đình họ, kính trọng Cộng đồng dân Chúa , cấm các chủ chăn, vì bất cứ lý do nào, cử hành nghi thức cho người ly dị và tái hôn. Cử hành những nghi thức đó, sẽ đem lại cảm tưởng rằng phép hôn phối mới là thành sự, từ đó dẫn dân chúng đến sự sai lầm về hôn ước thành phép và bất khả phân.
"Hành động như thế, Giáo hội tuyên xưng sự trung thành của mình với Chúa Kitô và chân lý của Người, đồng thời tỏ ra sự quan tâm hiền mẫu của mình với các con cái, cách riêng với những ai, không vì lỗi mình mà đã bị người phối ngẫu hợp pháp ruồng rẫy.
"Với niềm trông cậy vững vàng, Giáo hội tin rằng những ai đã từ chối giáo huấn của Chúa, nhưng vẫn đang sống trong tình trạng có thể lãnh được ơn hối cải và ơn cứu rỗi, nếu họ kiên tâm cầu nguyện, thống hối và làm việc bác ái".
4. Muốn ly dị và tái hôn hợp pháp, đòi phải ở vào những trường hợp sau:
1/ Đặc ân thánh Phaolô:
Là người đã rửa tội có quyền tái hôn với người Công giáo, ngay cả người không Công giáo (1147), nếu: a/ Bên không rửa tội bỏ không chịu chất vấn, hay trả lời tiêu cực, b/ nếu bên không rửa tội không chịu sống chung thuận hòa, lại còn xúc phạm đến Chúa.(GL 1146).
2/ Đặc ân thánh Phêrô:
"Một người chưa rửa tội, sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo và không có thể lặp lại đời sống chung với người phối ngẫu không rửa tội vì lý do tù đày hay bắt bớ, thì có thể kết lập một hôn phối khác, cho dù trong thời gian ấy người phối ngẫu kia cũng đã lĩnh Bí Tích Rửa Tội, miễn là giữ điều 1141 (hôn phối trước đã thành sự và đã giao hợp"(GL 1149)
3/ Giải hôn phối chưa giao hợp (Ratum), nghĩa là đã thành hôn trước Thiên Chúa trong nghi lễ, nhưng chưa hề giao hợp với nhau, thì đã xa nhau.
4/ Giải hôn phối không thành (Annulments) là sự tuyên bố của tòa án có thẩm quyền của Giáo hội rằng điều đã xảy ra coi như hôn phối thì đã là hôn phối không thành (invalid) theo Giáo luật. Thường không thành vì thiếu ưng thuận, thiếu suy nghĩ chín chắn (GL 1095), bị lầm (1097, 1099), bị lừa (1098), bị quá sợ (1103)...
5. Giáo lý Công giáo về người tự ý li dị tòa đời và tự ý tái hôn:
GLCG số 1650: Ngày nay, nơi nhiều nước, nhiều người công giáo dựa vào dân luật cho phép ly dị để lại kết hôn theo luật đời. Trung thành với lời dạy của Chúa Kitô:"Ai ruồng rẫy vợ mình và cưới lấy người khác thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ thứ nhất; nếu một phụ nữ bỏ chồng để đi cưới chồng khác, thì phạm tội ngoại tình" (Mc 10,11-12), Giáo Hội không thể công nhận cuộc kết hôn mới này là thành hiệu, nếu cuộc hôn nhân trước đã thành. Nếu những người ly dị lại kết hôn theo luật đời, họ ở trong một tình trạng nghịch với luật Thiên Chúa. Bởi vậy họ không thể rước lễ bao lâu còn tồn tại tình trạng này. Cũng vì lý do này, họ không thể thi hành một số trách nhiệm trong Giáo Hội. Sự hoà giải nhờ bí tích Sám hối chỉ có thể được ban cho những người thành thực hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của giao ước và của sự trung thành với Chúa Kitô, và quyết chí sống trong sự khiết tịnh trọn vẹn.
số 1651 Đối với những Kitô hữu sống trong tình trạng như thế và còn giữ đức tin, và muốn giáo dục con cái theo Kitô giáo, các linh mục và cộng đồng giáo xứ phải tỏ ra lưu tâm đến họ, để họ đừng tự coi như bị tách rời khỏi Giáo Hội: họ vẫn có thể và vẫn phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội, với tư cách là những người đã lãnh nhận phép Rửa tội.
"Chúng ta sẽ mời họ nghe Lời Chúa, đi dự Thánh Lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các việc bác ái, và các công cuộc của cộng đoàn lo cho đức công bằng, giáo dục con cái trong đức tin Kitô giáo, nuôi dưỡng tinh thần sám hối và thực hiện những hành vi sám hối để hằng ngày van nài Thiên Chúa ban ân sủng cho mình"(FC 84).
số 1665 Sự tái hôn của những người đã ly dị khi người phối ngẫu hợp pháp vẫn còn sống, là điều trái nghịch với ý định và luật của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô giảng dạy. Tuy họ không bị tách rời khỏi Giáo Hội, nhưng họ không thể tới bàn tiệc Thánh Thể để rước Mình Chúa. Nhưng khuyên họ sống đời sống Kitô hữu của mình bằng cách giáo dục con cái trong đức tin .
6. Bộ Đức Tin giải nghĩa chi tiết hơn về người "ly dị và tái hôn"được rước lễ hay không?
Theo tài liệu của Bộ Đức tin, do Đức Hồng Y Ratzinger Tổng trưởng ban bố ngày 14 tháng 9 năm 1994, có 2 trường hợp:
1/ Trường hợp thông thường: Không được.
Các chủ chăn hãy tiếp nhận họ trong yêu thương ...hướng dẫn họ những đường hướng hối cải cụ thể, nhưng nguyên tắc: "Lòng nhân từ chân chính không bao giờ tách biệt với chân lý", nên cần nói rõ cho họ là "không được",
- "Những tín hữu sống với nhau như là vợ chồng, mà không phải là vợ chồng thật, thì không được rước lễ (số 6), vì vướng mắc tội trọng điều răn thứ 6.
Chủ chăn nên hướng họ tới tích cực: Đừng nên nghĩ rằng hiệp thông với GH chỉ ở tại Rước Thánh thể mà thôi, còn có Thánh lễ Misa,, kinh nguyện, suy gẫm Lời Chúa, việc công bình, bác ái nữa (số 6). Nhưng,
2/ Trường hợp đặc biệt: Được rước lễ với những điều kiện sau:
Khi theo lương tâm, họ thấy họ, xứng đáng rước lễ, chẳng hạn:
a/ Khi họ bị từ chối hôn nhân cách bất công, và mặc dầu họ đã làm hết cách để phục hồi lại hôn nhân trước (vd. mà vẫn bị bên kia đưa ra tòa li dị, chứ họ không muốn)
b/ Khi họ thực sự thấy rằng hôn nhân trước không thành, mặc dầu họ không thể chứng minh theo tòa ngoài,
c/ Khi họ đã qua một thời gian dài hồi tâm, đền tội,
d/ Khi vì lý do luân lý thích đáng, họ không thể nào sống xa nhau (vì nuôi con, vì không thể sống một mình, họ phải kiêng lánh hành vi vợ chồng (số 4).
Trong trường hợp ấy, họ được rước lễ, nhưng để ý tránh gương mù.
Dù ai ở vào trường hợp "không được" xưng tội, rước lễ, cũng không nên nản lòng, họ nên gắng sống đạo tử tế như Giáo hội khuyên trên, như gương người phụ nữ trong câu truyện mở đầu, rồi Chúa sẽ nhìn đến thiện chí ấy và chúc lành cho.
Lm. Đoàn Quang, CMC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét