TIN TỨC


Tự do tôn giáo

Tự do tôn giáo (freedom of religion, religious freedom, liberty of religion) khác với tự do không tôn giáo (freedom from religion, liberty from religion). Tự do tôn giáo là tự do hành đạo theo tôn giáo mình theo, còn tự do không tôn giáo là tự do không theo bất kỳ tôn giáo nào, nghĩa là không có niềm tin tôn giáo (non-religious) hoặc vô thần (atheist).
Định nghĩa
Tự do tôn giáo, như đã được bảo đảm bởi Luật sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, liên quan hai vấn đề quan trọng. Vấn đề thứ nhất về việc chính quyền cấm “thành lập tôn giáo” – tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước; vấn đề thứ nhì là bảo đảm rằng chính quyền cho phép thực hành tôn giáo (Perry, 10). Luật sửa đổi nói: “Quốc hội sẽ không ra luật tôn trọng sự thành lập tôn giáo, hoặc cấm thực hành tôn giáo” (Hiến pháp). Cũng vậy, Luật sửa đổi thứ tư ủng hộ tự do tôn giáo, cung cấp việc bảo vệ các quyền của các cá nhân khỏi bị luật nhà nước lấn chiếm (Hiến pháp). Nhiều vụ án quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ đã giúp đỡ để xác định các giới hạn của tự do tôn giáo như đã ấn định trong Hiến pháp (ACLU).
Bài này sẽ cung cấp nền tảng về nguồn gốc của tự do tôn giáo, với sự tập trung vào Tây phương – đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Tự do tôn giáo đặc biệt quan trọng ở Hoa Kỳ, vì quốc gia này có nền dân chủ “tiến bộ” về niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo. Các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết có 70% người lớn Mỹ theo Kitô giáo hoặc Do Thái giáo, và 95% có niềm tin vào Thiên Chúa (Perry, 3).
Lịch sử
Có chứng cớ quan ngại về tự do tôn giáo từ đầu thế kỷ I (sau CN). Tertullian viết: “Khi một người La Mã gia nhập Kitô giáo, họ bị coi là chống lại đế quốc La Mã, họ bị tước các quyền và quyền ưu tiên như người La Mã, vì họ không thờ lạy các thần của người La Mã” (Tertullian, 25). Ông tranh luận về cách đối xử tồi tệ dựa vào thân phận là thiểu số tôn giáo. Những người khác thời đó, như Tertullian, cũng thúc đẩy sự tự do tôn giáo.
Thời kỳ khác đề cao sự tự do tôn giáo là ở Âu châu thời Trung cổ. Thế kỷ XIII, thần học gia danh tiếng Thomas Aquinas (Thánh linh mục Dòng Đa Minh, Tiến sĩ Giáo hội) đã diễn tả quan điểm của ngài về tự do tôn giáo. Ngài có cách hiểu tiêu cực về tự do tôn giáo nhiều, nhất là với những người theo tà thuyết (heretics). Ngài thúc đẩy tự do tôn giáo chỉ vì việc ép buộc các cá nhân chuyển đạo có thể làm suy yếu Giáo hội (Aquinas, 55). Một số nhà tư tưởng quan trọng của thời đó đã ủng hộ việc tự do thực hành tôn giáo, mặc dù Âu châu thời Trung cổ đã hành hạ nhiều người vì lý do tôn giáo, vì người ta cho phép tử hình những người báng bổ; đôi khi những người theo tà thuyết bị đốt cho chết (Mullan, 86 và 94). Điều này không chỉ một lần theo hình phạt tôn giáo quan tâm sự tự do. Một số người cũng lo sợ về đa tôn giáo tới mức gây xung đột (117). Sau đó những người khác cũng thấy lo sợ khi Hoa Kỳ kể cả những người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong những năm sau đó, trong thời kỳ khôi phục Âu châu (Restoration of Europe), John Locke là người lên tiếng ủng hộ tự do tôn giáo, nói rằng đó là điều chủ yếu để trở thành một người Kitô giáo đích thực (Locke, 174). Locke thúc đẩy tự do tôn giáo trong các giới hạn nào đó (ngoại trừ những người vô thần, chẳng hạn vậy), như Voltaire và những người khác đã làm thời đó (Mullan, 187).
Các niềm tin này là những thành phần quan trọng và là nền tảng của việc hình thành tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ. Việc phê chuẩn Luật sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp được hoàn tất năm 1791 (Hiến pháp). Các yếu tố của các phong trào Âu châu được chuyển tới Hoa Kỳ, kể cả sự tự do tôn giáo và thực hành tôn giáo của người khác, và bảo vệ khỏi sự ép buộc của tôn giáo quốc doanh (Perry, 14). Thêm vào Hiến pháp, các tài liệu quan trọng khác thúc đẩy tự do tôn giáo là tài liệu “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền” (Universal Declaration of Human Rights), và mới đây là “Bản Tuyên ngôn Bãi bỏ các dạng Bất khoan nhượng và Kỳ thị Tôn giáo” (Declaration on the Elimination of all forms of Intolerance and Discrimination Based on Religion or Belief), đã được Liên hiệp quốc chấp thuận năm 1981 (38).
Tầm quan trọng
Tầm quan trọng của sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ liên quan mức độ là phạm pháp nếu việc thực hành tôn giáo bị vi phạm hoặc xâm phạm tự do của người khác, hoặc chính quyền xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Mặc dù tự do tôn giáo giữ vai trò quan trọng ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, nhưng tự do tôn giáo vẫn vắng bóng ở một số quốc gia. Điều này dẫn đến những vấn đề như xung đột giữa các tôn giáo, ngăn cản người khác hình thành các tổ chức tôn giáo, không cho người ta thực hành tôn giáo, hoặc ép buộc người ta phải theo tôn giáo của người khác. Tự do tôn giáo là vấn đề quan trọng ở Hoa Kỳ bao gồm việc nhà nước dùng các “biểu tượng tôn giáo”, khoa học dạy vấn đề trái ngược với sáng tạo luận (creationism, thuyết sáng tạo linh hồn, tức là linh hồn do Thiên Chúa dựng nên), việc cầu nguyện ở trường học, và việc các tổ chức phi lợi nhuận dùng các giáo huấn tôn giáo (Perry, 20-2).
Hệ lụy với việc từ thiện
Tự do tôn giáo có hệ lụy với việc từ thiện (phi lợi nhuận) theo nhiều cách. Mặc dù sự tự do tôn giáo được bảo đảm trong Hiến pháp, các tổ chức phi lợi nhuận không phải lúc nào cũng theo đúng các tiêu chuẩn Hiến pháp hoặc luật pháp. Các tiêu chuẩn luật pháp ảnh hưởng sự tự do tôn giáo, như được diễn tả trong các tổ chức phi lợi nhuận, và có thể gây xung khắc. Chẳng hạn, tổ chức Hướng đạo (Boy Scouts) đã gặp thử thách nhiều vì là một tổ chức hướng đạo sinh của Kitô giáo, không nhận người vô thần và người đồng tính (Reilly). Cũng vậy, các tổ chức phi lợi nhuận dựa vào đức tin đã diễn tả các giá trị tôn giáo (nhất là những người được nhà nước tài trợ) là lĩnh vực bất hòa.
Các tổ chức tôn giáo ở Hoa Kỳ có những điều chủ yếu trong phần về độc lập. Rất nhiều quà tặng được trao cho các tổ chức tôn giáo. Ngoài ra, nền tảng triết học về nhiều yếu tố của việc từ thiện, và việc từ thiện thường được thành lập theo truyền thống tôn giáo.
Hệ lụy với xã hội
Tự do tôn giáo có thể liên quan các khoa nghiên cứu xã hội về người Mỹ và lịch sử thế giới, chính phủ/dân sự, và/hoặc văn minh Tây phương. Lịch sử có nhiều gương điển hình về phát triển tôn giáo và thử thách đối với sự tự do tôn giáo, cả ở Hoa Kỳ và những nơi khác. Trong nhiều trường hợp, bạo lực liên quan sự khác nhau về tôn giáo. Một nhóm người thực hành tôn giáo đã dẫn đến xung đột với luật pháp là giáo phái Mormons (Mormonism – Mặc môn) ở Hoa Kỳ. Trường hợp như thế, hoặc các trường hợp khác của Giáo hội và nhà nước dẫn đến xung đột, cũng có thể được thảo luận trong bối cảnh chính phủ/dân sự. Cũng vậy, tự do tôn giáo đã giữ vai trò quan trọng ở các quốc gia Tây phương, và nó trở thành điều tất yếu trong nền văn minh Tây phương.
Lĩnh vực liên quan
Tự do ngôn luận, tách biệt Giáo hội với nhà nước, xung đột tôn giáo, tôn giáo quốc doanh (state religions).
Những người quan trọng liên quan vấn đề này
Một số nhân vật quan trọng trong lịch sử tự do tôn giáo được mô tả sớm trong phần “Lịch sử”. Các nhân vật quan trọng liên quan tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ gồm Thomas Jefferson, John Stuart Mill, và Reinhold Niebuhr. Thomas Jefferson là người sáng lập và đã cổ vũ tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ (Mullan, 219). John Stuart Mill là triết gia người Anh đã viết sau Jefferson, thúc đẩy sự đa dạng và theo cách giải thích của quan điểm cá nhân (244). Reinhold Niebuhr là nhà đạo đức học người Mỹ của thế kỷ XX, loan truyền sự tự do tôn giáo (281).
Các tổ chức phi lợi nhuận có liên quan
Một tổ chức quan trọng liên quan tự do tôn giáo là một trong những người đầu tiên bảo vệ quyền này – American Civil Liberties Union (Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ). ACLU cũng giữ lập trường hạn chế tự do tôn giáo, vì đôi khi tự do tôn giáo thay các quyền dân sự khác, như định hướng giới tính, hơn quyền tự do tôn giáo.
Các tổ chức phi lợi nhuận khác thúc đẩy tự do tôn giáo là các tổ chức của Giáo hội Công giáo và các tổ chức luật sư phi lợi nhuận. Để thúc đẩy, Giáo hội Công giáo đã đưa ra các tài liệu như Dignitatis Humanae (1) và Dignitatis Personae (2), co thấy sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về sự tự do của các tôn giáo khác (329). Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) là tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, trong đó bao gồm tự do tôn giáo.
Điều khoản tự do thực hành tôn giáo cấm chính quyền can thiệp vào việc thực hành tôn giáo của bất kỳ người nào. Tuy nhiên, các hành vi và các nghi lễ tôn giáo có thể bị hạn chế theo luật dân sự và luật liên bang.
Tự do tôn giáo  là quyền tuyệt đối, bao gồm quyền thực hành tôn giáo mà mình đã chọn, hoặc không theo tôn giáo nào, và làm điều này mà không bị chính quyền kiểm soát.
Quyền tự do tôn giáo và tự do thực hành tôn giáo
- Tự do tôn giáo là quyền bất khả xâm phạm.
- Luật sửa đổi thứ nhất cho phép mọi người Mỹ được tự do tôn giáo.
- Điều khoản tự do tôn giáo ra lệnh chính phủ không được kiểm soát hoặc ngăn cấm thực hành tôn giáo.
- Chính phủ chỉ là trung gian.
Hãy tiến tới và cầu nguyện hoặc không cầu nguyện, và hãy tới nhà thờ hoặc ngủ ở nhà
Tự do tôn giáo nói đến một số quyền tự do cho phép người ta chọn cách tôn thờ hoặc không tôn thờ. Các chính quyền quốc tế thường coi các quyền tự do này là nhân quyền, và nhiều quốc gia coi đó là các quyền theo hiến pháp. Dù các quyền tự do này được bao gồm trong luật pháp trên khắp thế giới, các quyền đó vẫn được thực hành và bị ép buộc theo nhiều cấp độ.
Tự do tôn giáo cho người ta một số quyền. Để bắt đầu, nó cho phép người ta chọn tôn giáo mình muốn theo. Chẳng hạn, các Nhân chứng Giavê (Jehovah’s Witnesses) tin rằng tên của Thiên Chúa là Giavê và Ngài có một Con Trai là Giêsu Kitô. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng Đấng sáng tạo muôn vật tên là Allah và họ không nhận là Allah có một Con Trai. Ở nơi có tự do tôn giáo, người ta có thể tin hoặc không tin thần thánh nào. Điều này bao gồm quyền tự do tin đa thần.
Người ta cũng có thể không tin Thiên Chúa. Những người vô thần cũng được bảo vệ bởi những quyền tương tự như những người có niềm tin tôn giáo. Trong một xã hội có tự do tôn giáo, người ta thường có quyền tự do thay đổi tôn giáo. Vả lại, mỗi người trưởng thành phải được tự do chọn lựa cho chính mình. Nghĩa là một người không được người khác cho quyền để thực hành tôn giáo, không phải “xin-cho”.

Trầm Thiên Thu (Tổng hợp từ LearningToGive.org,IllinoisFirstAmendmentCenter.com và WiseGeek.com)
(1) Tuyên ngôn Dignitatis Humanae, Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo của Công đồng chung Vatican II. Mục đích của tuyên ngôn này là sự tự do tôn giáo để tin Chúa, thờ phượng Chúa, và phụng sự Chúa theo lương tâm của mình. Có hai khía cạnh của sự tự do này, như được giải thích trong văn kiện: Sự tự do khỏi bị ép buộc trong ánh sáng của lý trí, dựa vào phẩm giá mỗi người như một nhân vị, và sự tự do giữ đạo và truyền giáo dựa vào mặc khải của Chúa. Lực đẩy chính của văn kiện là khẳng định quyền thiên linh: “Quyền tự do của Giáo hội là nguyên tắc căn bản cho mọi liên lạc giữa Giáo hội và chính quyền cũng như toàn thể cơ cấu dân sự” (Ngày 7-12-1965).
(2) Huấn thị Dignitas Personae nói về phẩm giá con người (Ngày 8-9-2008).




Bài liên quan:
  1. Nguồn gốc tự do tôn giáo
  2. Kitô giáo và các tôn giáo. Phần III – Một vài hệ luận cho nền thần học về các tôn giáo
  3. Kitô giáo và các tôn giáo. Phần I – Thần học các tôn giáo
  4. Đối với Giáo Hội Công Giáo, quyền tư hữu không phải là một quyền tuyệt đối
  5. Tôn giáo trong đời sống chính trị
  6. Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam: Chương VIII – Văn học Công giáo chữ quốc ngữ (tiếp)
  7. Tòa Thánh: “Nhiệm vụ của Chính phủ không phải là xác định tôn giáo hay công nhận giá trị của tôn giáo”
  8. Ngày thứ II Khóa học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo của giáo tỉnh Hà Nội tổ chức tại TGM Thanh Hóa
  9. Những ghi nhận trong ngày đầu Khóa học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo của giáo tỉnh Hà Nội tổ chức tại TGM Thanh Hóa
  10. Chính trị và tôn giáo
  11. Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam: Chương V – Văn học Công giáo chữ nôm
  12. Khó khăn trong cuộc đối thoại Công giáo và Chính Thống giáo
  13. Triết lý giải thoát của Ấn độ giáo và Phật giáo với Mầu nhiệm Cứu độ của Kitô giáo: Từ cái nhìn đối sánh đến ý kiến đối thoại
  14. Lịch sử văn học Công giáo: Chương III – Văn học Công Giáo truyền khẩu
  15. Triển lãm tranh tôn giáo của các họa sĩ ngoài Kitô giáo
  16. Sứ điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2011
  17. Tìm hiểu Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo: Liên đới theo quan điểm Công giáo
  18. Tìm hiểu Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo: Nguyên tắc bổ trợ
  19. Vai trò của tôn giáo đối với xã hội
  20. Truyền thông xã hội dưới nhãn quan Giáo luật Công giáo

Không có nhận xét nào: